Sản phẩm thân thiện với môi trường
Trách nhiệm sản phẩm
LG Display định nghĩa 'Trách nhiệm sản phẩm' là 4 lĩnh vực kĩ thuật môi trường quan trọng và mong muốn tiên phong phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên mới và các vật chất có hại, đồng thời giảm thiểu các vấn đề môi trường trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch, phát triển, sản xuất, tiêu thụ, xử lý tiêu hủy sản phẩm. Đặc biệt, trách nhiệm sản phẩm hướng đến giảm tối đa tiêu thụ điện năng của sản phẩm, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường trên nền tảng quản lý và chứng nhận minh bạch toàn bộ các chu trình.
Định hướng trách nhiệm sản phẩm
có hại
cơ bản
Giai đoạn trước sản xuất (Nguyên vật liệu/Linh kiện) | Giai đoạn sản xuất (Chu trình/Trang thiết bị) | Giai đoạn sau sản xuất (Sản xuất) | |
---|---|---|---|
Công nghệ OLED/LCD điện năng tiêu thụ thấp | Sản phẩm tiết giảm năng lượng | ||
Công nghệ vật liệu/linh kiện tái chế - Recycled |
Sản phẩm áp dụng 3R | ||
Công nghệ tiết giảm chu trình/linh kiện - Reduce | |||
Công nghệ thay thế vật chất bị hạn chế - Replace |
|||
Xây dựng hệ thống đánh giá môi trường sản phẩm |
- Tiết giảm điện năng
tiêu thụ - Sử dụng vật liệu
tái chế - Đánh giá và chứng nhận minh bạch
Thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình
LG Display đánh giá tính thân thiện với môi trường của toàn bộ quá trình vòng đời của sản phẩm và sử dụng vào việc phát triển công nghệ hoặc sản phẩm thân thiện với môi trường với mục đích sản xuất ra những sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường. Vào năm 2021, công ty đã áp dụng chế độ đánh giá toàn bộ quá trình (LCA) và thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình theo chuỗi ISO 14040. Công ty thực hiện đánh giá các tác động đến môi trường với 6 phạm trù ảnh hưởng: nóng lên của trái đất, cạn kiệt tài nguyên, phá hủy tầng Ozone, A-xít hóa, phú dưỡng, sương mù quang hóa.
Công ty thực hiện đánh giá tác động môi trường theo từng giai đoạn thông qua đánh giá toàn bộ quá trình (LCA) để thông qua đó, hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường bền vững. Để hạn chế tối đa tác động môi trường, công ty cũng không ngừng nỗ lực để phản ánh các kết quả đánh giá vào toàn bộ chu trình và ứng dụng vào việc phát triển các công nghệ sản xuất hoặc vật liệu thân thiện với môi trường. Trong năm 2022 vừa qua, công ty đã hoàn thành đánh giá toàn bộ quá trình (LCA) đối với 21.5% sản phẩm bán ra và mục tiêu năm 2023 là 40% số sản phẩm bán ra. Sau đó, công ty cũng có kế hoạch sẽ thực hiện mở rộng liên tục phạm trù ảnh hưởng và nhóm sản phẩm.
Chỉ tiêu thành quả môi trường sản phẩm ESG
Cùng với việc ESG trở nên phức tạp hơn, nhu cầu của khách hàng về trách nhiệm sản phẩm cũng ngày càng đa dạng hơn và các quy định pháp lý về môi trường sản phẩm ngày càng phức tạp hơn. Phản ánh các yêu cầu ngày càng tăng cả bên trong và bên ngoài, LG Display phát triển Chỉ số thành quả sản phẩm ESG (Eco-Index), công cụ để đánh giá hiệu suất môi trường của sản phẩm với các chỉ số cho từng lĩnh vực môi trường và tiến hành đánh giá sản phẩm. Ngoài ra, dựa trên kết quả đánh giá, công ty đang đưa ra - khắc phục các vấn đề môi trường có thể cải thiện. LG Display có kế hoạch sẽ liên tục nâng cấp chỉ số thành quả sản phẩm ESG (EcoIndex) hiện có để phản ánh các tình huống bên trong và bên ngoài, đồng thời sử dụng chỉ số này để phát triển và đánh giá sản phẩm.
Trình tự chỉ tiêu thành quả môi trường sản phẩm ESG
-
Cảm nhận các nội dung yêu cầu bên trong và bên ngoàiNội dung yêu cầu
khách hàngChỉ tiêu ESG của
công ty mẹQuy định pháp lý
(RoHS, ErP v.v...)Chỉ tiêu đánh giá bên ngoài
(DJSI, KCGS v.v...)Vật phẩm cải tiến môi
trường tự phát -
Lựa chọn Hạng mục Lĩnh vực môi trườngỨng phó khí hậuTuần hoàn tài nguyênVật chất có hại
-
Chỉ tiêu thành quả sản phẩm chínhTiết giảm lượng xả thải CarbonSử dụng vật liệu tái chếTiết giảm vật chất có hại
-
Đánh giá chỉ tiêu thành quả sản phẩm
(Áp dụng cho chu trình phát triển)Sản phẩm cỡ lớnSản phẩm cỡ vừaSản phẩm cỡ nhỏ -
Phát hiện -
Khắc phục các vấn đề môi trường có thể cải thiện
Chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường
Với mong muốn cung cấp các thông tin môi trường sản phẩm đáng tin cậy cho khách hàng, LG Display đã nhận được các chứng nhận thân thiện với môi trường về lượng khí thải Carbon của sản phẩm, vật chất có hại, tái chế, công nghệ xanh v.v...thông qua Cơ quan chứng nhận độc lập thứ ba.
Chứng nhận lượng khí thải Carbon của sản phẩm
Năm 2022, LG Display đã nhận được chứng nhận về lượng khí thải Carbon của sản phẩm từ Carbon Trust, cơ quan chứng nhận thân thiện với môi trường quốc tế đối với dòng OLED TV đầu tiên trong ngành màn hình và vào năm 2023, công ty cũng đã nhận được chứng nhận tiết lượng khí thải Carbon của sản phẩm từ TUV Rheinland, cơ quan chứng nhận thân thiện với môi trường toàn cầu đối với Module màn hình máy tính xách tay và màn hình máy tính đầu tiên trong ngành. Các chứng nhận mà công ty đã nhận được chứng minh lượng xả thải khí nhà kính và lượng tiết giảm khí nhà kính trong toàn bộ quá trình của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá lượng xả thải khí Carbon toàn cầu (PAS 2050). Trong năm 2024, LG Display có kế hoạch sẽ mở rộng chứng nhận lượng khí thải Carbon của sản phẩm sang các nhóm sản phẩm chính bao gồm module màn hình cho xe hơi.
Chứng nhận SGS
Năm 2023, LG Display đã nhận được chứng nhận SGS Eco Label với màn hình máy tính, module máy tính xách tay từ SGS, cơ quan kiểm định - chứng nhận toàn cầu. Chứng nhậnSGS Label được trao sau khi đã kiểm tra xem có sử dụng các vật chất có hại và có tái chế sản phẩm với hệ thống quản lý vật chất có hại trong quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm hay không. Năm 2017, lần đầu tiên công ty đã được cấp chứng nhận SGS Eco Label cho sản phẩm OLED TV Module và từ sau đó, với việc mở rộng các nhóm sản phẩm, công ty luôn nhận được thêm các chứng nhận mỗi năm.
Sử dụng và quản lý vật chất có hại trong sản phẩm
LG Display đang xây dựng chu trình và chương trình quản lý vật chất có hại để phát triển và sản xuất các sản phẩm không có hại đến con người và môi trường. Trong tương lai, chúng tôi sẽ nỗ lực để tạo ra các sản phẩm an toàn với con người và môi trường bằng các ứng phó trước với các thay đổi về quy định pháp lý cả trong và ngoài nước liên quan đến vật chất có hại.
Chương trình quản lý vật chất có hại trong sản phẩm
-
- Gate 01Bước đăng ký doanh nghiệp hợp tác
-
- Thực hiện Kiểm tra (Audit) trước khi đăng ký nhà cung cấp mới
- Kiểm tra chu trình ứng phó vật chất nguy hiểm
-
- Gate 02Bước phát triển linh kiện
-
- Thực hiện đánh giá tính môi trường cho toàn bộ sản phẩm phát triển
- Thẩm định hồ sơ, XRF*, Phân tích chi tiết (3 Bước)
-
- Gate 03Bước phát triển sản phẩm
-
- Thực hiện đánh giá tính môi trường Model
- Thực hiện dán nhãn sản phẩm
(RoHS Verified)
-
- Gate 04Giai đoạn sản xuất đại trà
-
- Quản lý chu trình thông qua kiểm tra định kỳ toàn bộ sản phẩm sản xuất đại trà
- Thực hiện kiểm tra từng cấp thông qua đánh giá rủi ro
Hệ thống quản lý chất có hại trong sản phẩm
-
- Level A-Ⅰ
-
- Chì, Cadmium, thủy ngân, Crom hóa trị 6 và các hợp chất, PBB, PBDE, Phthalate, và các chất chống cháy Brom hóa khác và các chất chống cháy gốc Clo khác
-
- Level A-Ⅱ
-
- Các vật chất bị cấm theo quy định pháp lý và các thỏa ước khác ngoài Level A-I là các vật chất do công ty khách hàng chỉ định cấm như PCB, PCN, Amiăng, hợp chất Organotin, vật chất phá hủy tầng Ôzôn v.v...
-
- Level B
-
- Các chất hiện không bị cấm nhưng đang có kế hoạch cắt giảm hoặc loại bỏ dần trong tương lai như hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, vật chất sẽ được đưa vào quy chế RoHS, vật chất trong điều khoản ngoại lệ của RoHS, chất ứng có rủi ro cao trong REACH v.v....